3D/VR Experiencing Design là gì?
Thiết kế nội thất nói riêng và thiết kế đồ họa ngôi nhà nói chung lâu nay vốn là một công việc “đi từ trừu tượng đến trực quan”.
Ngày xưa, kiến trúc sư tưởng tượng trong đầu ra ngôi nhà và chi tiết của nó, rồi vẽ ra giấy. Đến thời đại AutoCAD, các bản vẽ bắt đầu có hồn hơn với hình dung không gian ba chiều thô sơ.
Đến thời đại 3DS Max, SketchUp, các KTS đã có thể render ra các bức ảnh 3D thể hiện được hình khối của vật thể, vật liệu của nó, ánh sáng phản xạ và khúc xạ, tạo nên một khung cảnh thật hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, thứ mà 3DS Max và SU tạo ra vẫn không phải THIẾT KẾ TRẢI NGHIỆM. Chúng vẫn mang hơi hướng của thiết kế trừu tượng, thiết kế siêu thực.
Thiết kế trải nghiệm, hiểu đơn giản là có thể trải nghiệm không gian thực tế ngay khi thiết kế. Thế nào là THỰC TẾ? Phải đáp ứng được tối thiểu 02 yếu tố: (1) Tính thật của hình khối, vật liệu và ánh sáng: Do 3DS Max và SU quá tự do và linh động, nên người thiết kế có thể “tự đẻ ra vật liệu mới” rất dễ dàng, một bề mặt kim loại Aluminium (nhôm) hoàn toàn có thể bóng như Chrome! Người vẽ trên 3DS Max cũng có thể đẻ ra thứ ánh sáng lung linh huyễn hoặc mà thực tế không thể mua được cái đèn nào trên thị trường có ánh sáng như thế.
(2) Tính thật của thương mại: Câu hỏi của khách cuối cùng luôn là: bạn có thi công được đúng như thiết kế đó không, giá bao nhiêu và thời gian bao lâu? Hiện nay các KTS thiết kế bằng 3DS Max và SU cứ vẽ thật lung linh lên, nhưng lúc tìm ở thị trường lại không có vật liệu như thế, hoặc tại thời điểm thiết kế họ không biết được vật liệu đó có giá bao nhiêu (hoặc đã tăng hay giảm bao nhiêu so với thời điểm họ làm cái tương tự trước đây). Hậu quả là lúc thi công, hoặc sẽ không tìm được vật liệu như thế trên thị trường, hoặc giá thành đội lên cao, hoặc mất nhiều thời gian hơn dự kiến để có thể hoàn thành thiết kế (ví dụ phải chờ nhập từ nước ngoài…)
THIẾT KẾ TRẢI NGHIỆM giải quyết được 2 bài toán trên bằng cách kết nối trực tiếp nguồn cung đồ nội thất, vật liệu và đơn vị thi công từ thị trường bản địa vào nền tảng, để các nhà cung cấp và thi công tự cập nhật giá cả cũng như chủng loại lên một nền tảng, sau đó giới thiết kế truy cập vào nền tảng đó để làm công việc của mình.
Về mặt công nghệ, chỉ trong ít năm lại đây, khi 3D/VR/AR phát triển đến độ chín, thì mới đến lúc để người ta xây dựng những công cụ đủ trực quan và thỏa mãn những yếu tố trên. Do vậy, các nền tảng thiết kế trải nghiệm hiện đại không thể thiếu yếu tố 3D/VR, và ta sử dụng thuật ngữ 3D/VR experiencing design.
House3D là một nền tảng như vậy.